Ket Qua So Xo Mien Bac

Chủ tịch Tập đoànVạn Thịnh PhátTrương M&# luyện nghe tiếng anh

【luyện nghe tiếng anh】Rút 1 triệu tỉ đồng từ SCB, bà Trương Mỹ Lan tiêu vào việc gì?

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị Viện KSND tối cao truy tố về 3 tội danh: tham ô tài sản,úttriệutỉđồngtừSCBbàTrươngMỹLantiêuvàoviệcgìluyện nghe tiếng anh đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Theo cáo buộc, bà Trương Mỹ Lan là người có vai trò cao nhất, đạo diễn việc rút ruột hơn 1 triệu tỉ đồng từ SCB, qua đó chiếm đoạt của ngân hàng hàng trăm ngàn tỉ đồng.

Rút 1 triệu tỉ đồng từ SCB, bà Trương Mỹ Lan tiêu tiền vào việc gì? - Ảnh 1.

Trong 10 năm, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã "rút ruột" hơn 1 triệu tỉ đồng từ SCB

TIỂU VÂN

Rút 1 triệu tỉ đồng từ SCB, bà Trương Mỹ Lan tiêu vào việc gì?

Đường đi của hơn 1 triệu tỉ đồng

Với việc thâu tóm hơn 91,5% cổ phần tại SCB, bà Trương Mỹ Lan nắm giữ quyền lực tuyệt đối, chi phối và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng này. Về bản chất, SCB là công cụ tài chính để phục vụ cho "đế chế" Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp, do bà Lan chèo lái.

Trong 10 năm, từ 2012 - 2022, cơ quan tố tụng xác định Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đồng phạm sử dụng hàng loạt chiêu trò để rút tiền từ SCB. Điển hình như thành lập hàng trăm công ty ma rồi thuê người để đứng tên, tạo lập hồ sơ vay vốn khống, câu kết với công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm, lập phương án rút tiền rồi cắt đứt dòng tiền sau khi giải ngân…

Cũng vì các khoản vay đều dựa trên hồ sơ lập khống, khi đến hạn và không trả được nợ, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm tiếp tục tạo ra các khoản vay khống khác. Số tiền bà Lan rút từ SCB theo đó ngày càng nhiều, thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.

Viện KSND tối cao cáo buộc, từ tháng 1.2012 đến tháng 10.2022, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, giải ngân 2.527 khoản vay (gồm 1.057 khoản khách hàng cá nhân và 1.470 khoản khách hàng tổ chức), với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng.

Tính đến tháng 10.2022 (thời điểm khởi tố vụ án), dư nợ còn 1.284 khoản vay với tổng số tiền hơn 677.000 tỉ đồng không có khả năng thu hồi (gồm gần 484.000 tỉ đồng nợ gốc và hơn 193.000 tỉ đồng lãi/phí).

Tính toán của cơ quan tố tụng cho thấy, số dư nợ gốc các khoản vay của nhóm bà Trương Mỹ Lan chiếm tới 93% tổng dư nợ gốc tại SCB. Tức là hoạt động cho vay của SCB gần như chỉ phục vụ cho "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát và các công ty có liên quan.

Về dòng tiền đã giải ngân, dữ liệu từ SCB xác định tiền được chuyển qua tài khoản của 483 cá nhân và 450 pháp nhân (F1 nhận tiền).

Riêng với số dư nợ gốc gần 484.000 tỉ đồng, tiền được sử dụng như sau: trả nợ khoản vay cũ tại SCB hơn 57.000 tỉ đồng; chuyển khoản ra ngoài hệ thống SCB hơn 381.000 tỉ đồng; chuyển khoản nội bộ SCB hơn 5.200 tỉ đồng; rút tiền mặt gần 82.000 tỉ đồng.

Rút 1 triệu tỉ đồng từ SCB, bà Trương Mỹ Lan tiêu tiền vào việc gì? - Ảnh 2.

Hàng trăm nghìn tỉ đồng được lái xe của bà Trương Mỹ Lan vận chuyển từ SCB về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của bà Lan

T.N

Xem nhanh 20h: Đường đi của hơn 1 triệu tỉ đồng trong vụ án SCB

Những chuyến xe chở tiền từ SCB về nhà bà Trương Mỹ Lan

Không chỉ đạo diễn việc rút ruột SCB, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan còn chỉ đạo nhân viên thực hiện hàng loạt thủ đoạn để hợp thức việc rút tiền từ ngân hàng, hòng tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

Theo đó, với trường hợp SCB giải ngân vào tài khoản của các công ty ma theo phương án vay, bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát lập phương án giải quỹ bằng cách lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống. Các bị can còn sử dụng nhiều cá nhân mở tài khoản tại SCB để ký rút tiền, nộp tiền, chuyển tiền lòng vòng vào tài khoản của công ty trong nhóm, cuối cùng chuyển đến các tài khoản theo mục đích sử dụng của bà Lan.

Với trường hợp SCB giải ngân vào tài khoản của các cá nhân được thuê đứng tên khoản vay, các cá nhân này sẽ đến ngân hàng ký chứng từ rút tiền.

Khi cần sử dụng ngay một số tiền mặt, bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo lái xe của mình đến SCB chi nhánh Sài Gòn để nhận tiền. Tại đây, nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB sẽ phối hợp, hoàn tất nghiệp vụ để rút tiền mặt.

Tiền sau khi xuất khỏi quỹ sẽ giao cho lái xe của bà Lan chở đến nhà bà Lan tại tòa nhà Sherwood (127 Pasteur, Q.3, TP.HCM), rồi đưa cho giúp việc của bà Lan, để giao cho những người đến nhận theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Thứ hai là lái xe mang tiền thẳng về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại 193 - 203 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM, để chuyển cho các cá nhân theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.

Xem nhanh 20h ngày 17.12: Bí ẩn những chuyến xe chở hơn 108.000 tỉ rời SCB

Kết quả điều tra cho thấy, từ tháng 2.2019 đến tháng 2.2022, theo chỉ đạo từ bà Lan, lái xe của bà này đã vận chuyển tổng số tiền hơn 108.000 tỉ đồng và hơn 14,7 triệu USD từ SCB về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoặc tòa nhà Sherwood, hoặc đưa cho một số cá nhân.

Với số tiền trên, bà Trương Mỹ Lan sử dụng để trả nợ các khoản tiền mua bất động sản, mua cổ phần dự án và sử dụng vào nhiều mục đích cá nhân khác.

3 tội danh bà Trương Mỹ Lan bị truy tố

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc phạm tội tham ô tài sản, chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ đồng của SCB. Hành vi này còn gây thiệt hại hơn 129.000 tỉ đồng tiền lãi phát sinh.

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát còn bị cáo buộc phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại hơn 64.000 tỉ đồng cho SCB.

Tội danh thứ ba mà bà Lan bị truy tố là đưa hối lộ. Để bưng bít sai phạm tại SCB, bà Lan chỉ đạo các nhân sự cấp cao của SCB chi tiền, quà cho thành viên đoàn thanh tra. Chỉ tính riêng trường hợp bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Vụ trưởng Vụ 1, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước), số tiền "bồi dưỡng" đã lên tới 5,2 triệu USD, tương đương 118 tỉ đồng.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap