Ket Qua So Xo Mien Bac

DẤU HỎIHLV Philippe Troussier đã có 8 tháng làm vi̓ kêt qua net

【kêt qua net】HLV Troussier kiên định hay thay đổi?

DẤU HỎI

HLV Philippe Troussier đã có 8 tháng làm việc,ênđịnhhaythayđổkêt qua net 4 đợt tập trung và 6 trận giao hữu cùng đội tuyển VN để chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2026. So với giai đoạn tháng 3, khi ông Troussier mới nắm đội và triệu tập nguyên danh sách dự AFF Cup 2022 lên đội tuyển bởi vốn dĩ chưa có thời gian đánh giá học trò, nay chiến lược gia người Pháp đã định hình xong phần nào lối chơi và bộ khung con người.

HLV Troussier kiên định hay thay đổi ? - Ảnh 1.

Đội tuyển VN(phải) đã xong quá trình thử nghiệm, giờ là lúc phải định hình lối đá

REUTERS

Về lối chơi, kiểm soát bóng vẫn là tôn chỉ của đội tuyển VN. Ông nhấn mạnh triết lý của ông không nhất thiết yêu cầu học trò phải cầm bóng nhiều hơn đối thủ. Trong trận thua đội Trung Quốc, cầu thủ VN cầm bóng vượt trội nhưng vẫn bế tắc. Ở các trận gặp đội Uzbekistan và Hàn Quốc, đội tuyển VN còn không có bóng để chơi. Thời lượng cầm bóng chưa phải là yếu tố định đoạt chiến thắng.

Khi chuyển dịch đội tuyển VN từ lối chơi phòng ngự phản công thời ông Park Hang-seo sang kiểm soát bóng, HLV Troussier nói nhiều đến sự ưu việt của triết lý này, yêu cầu học trò phải ghi nhiều bàn thắng từ những tình huống "mở" (phối hợp có ý đồ) thay vì "ngẫu nhiên" (chờ đợi may mắn). Dù vậy, chìa khóa trong mọi tranh cãi liên quan đến lối chơi từ trước đến nay không phải là chơi kiểm soát bóng có tối ưu hơn phòng ngự phản công hay không, mà là lối chơi ông Troussier lựa chọn có phù hợp với cầu thủ VN hay không?

Thiếu vắng Văn Hậu và Quang Hải, sức mạnh đội tuyển Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao?

THÍCH ỨNG LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT

Để chơi kiểm soát bóng, các cầu thủ cần có nền tảng kỹ chiến thuật, thể lực, tư duy và sức mạnh cực tốt, cũng như sự ăn ý, nhuần nhuyễn và hiểu ý. Một tập thể rời rạc hay có độ "chênh" về trình độ rất khó vận hành lối đá này. Để thực hiện những pha phối hợp ăn ý, cầu thủ cần hiểu ý và khớp nhau trong từng tích tắc xử lý. HLV Troussier đã kiên nhẫn uốn nắn học trò vào chiếc khuôn này trong 6 tháng qua, nhưng hiệu quả vẫn chưa rõ. Tấn công chưa có đường nét, phối hợp có phần rối rắm, trong khi hàng thủ kiên cố trước đây đã không còn.

HLV Troussier kiên định hay thay đổi? - Ảnh 3.

HLV Troussier ở buổi tập ngày 7.11

HLV Troussier kiên định hay thay đổi? - Ảnh 4.

Sự góp mặt của rất nhiều cầu thủ trẻ là minh chứng cho khao khát thay đổi. Về lý thuyết, cầu thủ trẻ sẽ cởi mở hơn với những cách tân chiến thuật. Nhưng trên hết, yếu tố đầu tiên vẫn phải là trình độ. HLV Troussier đã gạt bỏ nhiều cầu thủ kỳ cựu như Tấn Tài, Hồng Duy (và trước đó từng là Tiến Dũng) đặt niềm tin vào dàn sao trẻ phần lớn chỉ ở trình độ hạng nhất. Giữa những cầu thủ còn quá nhiều điều phải chứng minh và lớp đàn anh còn khoảng cách cực lớn. Đây là độ chênh tạo ra những nốt chênh trong bản nhạc.

Giữa nhiều vấn đề bủa vây, việc kiên định với triết lý chơi bóng (cũng như dùng người) hay thay đổi linh hoạt để đáp ứng thành tích trước mắt, là bài toán ông Troussier phải giải đáp. Bình luận viên Vũ Quang Huy đánh giá: "Chưa thể biết đội tuyển VN sẽ chơi theo triết lý kiểm soát, hay đá lai ghép với lối chơi phòng ngự phản công. Việc định hình đội tuyển thế nào, có thể chỉ mình ông ấy hiểu. Tôi hy vọng đội tuyển VN linh hoạt chiến thuật, không chỉ kiểm soát, mà đôi khi phải nhún mình chơi rình rập, phòng ngự phản công. Đó là sự linh hoạt cần thiết. Có thể sau 3 trận giao hữu gần nhất, HLV Troussier nhận ra các cầu thủ vẫn thoải mái nhất với lối đá này".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap