Tờ TheìmranguyênnhânhàngtỉcuatuyếtAlaskabiếnmấtracuuhoadondientu Guardian hôm nay (21.10) dẫn báo cáo mới nhất của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên có thể đã gây ra sự biến mất đột ngột của hàng tỉ con cua tuyết Alaska.
Theo nghiên cứu, cua tuyết Alaska, chủ yếu sống ở phía đông biển Bering (khu vực giữa Mỹ và Nga), đã chết đói hàng loạt vì thiếu thức ăn, mà nguyên nhân gián tiếp là sự thay đổi nhiệt độ nước "làm tăng đáng kể nhu cầu calo của chúng".
Năm 2018 và 2019 chứng kiến nhiệt độ đại dương cao kỷ lục, điều này ban đầu dẫn đến sự bùng nổ số lượng cua tuyết. Tuy nhiên, đến năm 2022 chứng kiến sự sụt giảm mạnh, khiến 10 triệu con cua biến mất, bởi nhiệt độ không ngừng tăng cao.
Sóng nhiệt biển xảy ra khi nhiệt độ đại dương liên tục ấm lên một cách bất thường, gây căng thẳng cho san hô và các hệ sinh thái biển khác, khiến sinh vật biển dễ bị tổn thương và gây ra sự hỗn loạn trong chuỗi thức ăn. Hiện tượng này là kết quả của cuộc khủng hoảng khí hậu vì "đại dương hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa và có liên quan hiện tượng nóng lên toàn cầu", theo báo cáo của NOAA.
Hơn nữa, các nhà khoa học cho biết nhiệt độ ở Bắc Cực đã ấm lên nhanh gấp 4 lần so với phần còn lại của Trái đất.
Trái đất ấm lên, gấu Bắc Cực 'sa cơ' phải bới rác
Việc thiếu băng biển do hiện tượng nóng lên toàn cầu đã góp phần làm suy giảm số lượng các loài ở Bắc Cực vốn trưởng thành trong các hồ nước lạnh dưới đáy đại dương. Ít băng hơn kết hợp với nước ấm hơn khiến phần lớn môi trường sống của cua tuyết trở nên khắc nghiệt, khiến nhiều loài phải chết.
Sự thiếu hụt nguồn cung cua tuyết gây ra hậu quả kinh tế. Cua đóng vai trò quan trọng trong ngành đánh bắt cá thương mại của Alaska. Với số lượng cua tuyết ít hơn, doanh thu bị giảm và áp lực tài chính đè nặng lên những người kiếm sống từ nghề này.