Ket Qua So Xo Mien Bac

Ở tuổi 70, cô chú vẫn tự lái xe đi nhiều nơi. Khi tôi thấy chú ở Bến Tre, lúc lại đang trên đường ra ty lê ca cược

【ty lê ca cược】Trẻ cậy cha, già cậy ai?

Ở tuổi 70,ẻcậychagiàcậty lê ca cược cô chú vẫn tự lái xe đi nhiều nơi. Khi tôi thấy chú ở Bến Tre, lúc lại đang trên đường ra Phan Thiết. Mấy hôm trước, thấy chú đang ở Cần Thơ, tôi nhắn tin hỏi thăm sức khỏe. Chú bảo "khỏe re" và khoe thêm rằng, vừa đi lòng vòng miền Tây một tuần.

Tôi trầm trồ, hỏi bí quyết sống vui, sống khỏe. Chú Tân lý giải, bởi chú có người bạn đời đúng nghĩa - luôn chia sẻ, đồng hành - cũng như có cách nhìn cuộc sống nhẹ nhàng, tùy duyên. "Hàng ngày chú tập sống thảnh thơi, giờ nào việc đó, duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ, vừa phải".

Tối rằm tháng Tám, tôi đang ngồi cùng Ánh Hiền - bạn học thời phổ thông - thì bạn nhận được cuộc gọi video từ bán cầu bên kia. Ngoại của bạn gọi cho cháu bằng ứng dụng Messenger. Cuộc gọi kéo dài 10 phút, ở tuổi 85, bà vẫn minh mẫn hỏi thăm mọi người ở quê, nhất là con cháu.

"Ngoại vẫn còn minh mẫn. Từ ăn uống đến sinh hoạt, bà đều có thời gian biểu. Hàng ngày bà không ăn quá no, không bỏ giờ đi bộ, thể dục và thường đọc sách báo. Ngoại sợ con cháu phải lo lắng cho mình", Hiền chia sẻ.

Những người cao tuổi mà tôi vừa kể là điển hình cho lớp người già không lệ thuộc. Làm bạn với các cao niên, quan sát họ, tôi nhận thấy mấu chốt của tuổi già tự tại chính là lối sống lành mạnh ngay từ khi còn trẻ.

Sanh - già - bệnh - chết là quy luật tất yếu của đời người. Vấn đề là làm sao để "quy trình" này diễn ra nhẹ nhàng nhất, không trở thành gánh nặng cho người thân và xã hội.

Việt Nam bước vào giai đoạn "già hóa dân số" từ năm 2011, với số người trên 65 tuổi chiếm 7% tổng dân số. Sau 10 năm, tỷ lệ này tăng lên 8,3%, tức 8,16 triệu người. Dự báo, Việt Nam sẽ có khoảng 16,8 triệu người già vào năm 2039 và 25,2 triệu vào 2069.

Số liệu tại một hội thảo về kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi diễn ra hôm 29/8 cho thấy, khoảng 22% người cao tuổi ở Việt Nam phải nằm viện trong vòng một năm qua. Chi phí điều trị mỗi năm dành cho người cao tuổi cao gấp 8-10 lần người trẻ. Trong tình hình đó, 73% người già Việt Nam không có lương hưu, sống phụ thuộc vào con cái, theo Tổng cục Dân số.

Do sự khác biệt thế hệ ngày càng rõ ràng, các khảo sát của Viện Nghiên cứu Gia đình và giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con cháu giảm từ 79,7% vào năm 1993 xuống còn 28,4% năm 2017. Cứ 2,2 người cao tuổi thì có một người không hạnh phúc khi sống trong gia đình mở rộng.

Người già ở Việt Nam càng ngày cô đơn, đối diện nhiều nguy cơ suy giảm chất lượng sống do bấp bênh về thu nhập, thiếu người chăm sóc.

Vậy phải làm sao để người già được tự do, tự tại, ít lệ thuộc vào con cháu? Mong đợi này sẽ dễ khả thi nếu có sự chuẩn bị từ hai phía, cả cộng đồng và cá nhân những người rồi sẽ già.

Những cuộc chuyện trò với chú Tân giúp tôi hiểu ra, ngay khi còn trẻ và khỏe, đang kiếm ra tiền, mỗi người cần ý thức tự chuẩn bị cuộc sống về già. Đây là điều tiên quyết. Dù con cháu đều thành đạt và thảo hiền, vợ chồng chú Tân vẫn chia phần thu nhập của mình rất rành mạch: phần lo cho con cháu, phần dành dưỡng già. Nhiều người chủ quan, theo hướng "trẻ cậy cha, già cậy con" vô tư trao hết tiền của cho con, đến lúc lớn tuổi lại rơi vào thế bị động về tài chính dẫn tới những khó khăn trong cuộc sống.

Nguyên nhân khác khiến người lớn tuổi lệ thuộc vào con cháu chính là bệnh tật. Điều này khó tránh nhưng có thể giảm thiểu nhờ lối sống lành mạnh. Sống vui, sống khỏe ở tuổi già phụ thuộc rất lớn vào tính kỷ luật tuổi trẻ của mỗi người. Theo tôi, chiến lược về sức khỏe phải trở thành "chính sách" cá nhân, xây dựng từ sớm, được bổ sung hoàn thiện liên tục và giám sát lâu dài.

Những người lớn tuổi, bên cạnh các nỗ lực cá nhân, cần một chính sách gần gũi và thiết thực hơn từ Nhà nước. Tạo điều kiện để người cao tuổi được chăm sóc y tế miễn phí, trợ cấp sinh hoạt phí... là bài toán ngân sách cần thiết. Từ 1/7/2021, người cao tuổi (trên 80), không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được hưởng trợ cấp xã hội 360.000 đồng/tháng (tăng 90.000 đồng so với quy định cũ). Tuy nhiên, con số này khó đảm bảo mức sống tối thiểu của người già trong bối cảnh giá cả leo thang hiện nay. Ngay cả khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất tăng mức trợ cấp hưu trí xã hội từ lên 500.000 đồng/người/tháng thì cũng khó đáp ứng nhu cầu cơ bản.

Bài học về những người già vẫn mưu sinh (không chỉ vì thu nhập) ở các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có thể là những gợi ý đáng tham khảo trong thiết kế chính sách, tạo ngành nghề phù hợp để "đón" lực lượng lao động này khi đất nước bước vào thời kỳ dân số già từ 2036.

Riêng tôi, mỗi ngày đều tâm niệm thiểu dục - tri túc(ít muốn biết đủ) để thực hành trong mọi sinh hoạt nhằm bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho sức khỏe, trí não. Tôi xem đây là cách chuẩn bị cho "tuổi già không lệ thuộc" trong tương lai.

Lưu Đình Long

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap