Ngày 11.7,ámđốcSởDulịchTPHCMDukháchchitiêusốtiềnvàokinhtếđêzalo web kỳ họp HĐND TP.HCM bước vào ngày làm việc thứ hai với phiên chất vấn Giám đốc Sở GTVT, Sở Du lịch và Chủ tịch UBND Q.1.
Khách du lịch đến TP.HCM chi tiêu 70% số tiền vào ban đêm
Tại phiên chất vấn Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Ánh Hoa, đại biểu Trương Lê Mỹ Ngọc đặt câu hỏi về các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng của hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch TP.HCM cũng như phát triển du lịch bền vững, tăng hiệu quả sản phẩm du lịch.
Trả lời, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết trên cơ sở khảo sát du khách và nghiên cứu thị trường, TP.HCM xác định 5 giá trị cốt lõi của ngành du lịch và xây dựng thương hiệu, chiến lược truyền thông từng giai đoạn.
Để quảng bá du lịch TP.HCM hiệu quả, đơn vị xác định vai trò của cá nhân hóa các thị trường, đơn cử như nhắm tới thị trường ĐBSCL, Đông Nam bộ do lượng khách của hai khu vực này chiếm lần lượt 30% và 20% du khách nội địa đến TP.HCM. Song song đó, đơn vị xây dựng các cơ chế để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia quảng bá, truyền thông đa phương tiện, mời các đối tác thị trường nước ngoài để giao lưu kết nối các doanh nghiệp TP.HCM.
Ngành du lịch TP.HCM cũng đưa ra 8 nhóm giải pháp, trong đó có phát triển sản phẩm, tài nguyên, thương hiệu, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, liên kết vùng… Trong đó, trọng tâm là phát triển sản phẩm du lịch và TP.HCM đã xác định các nhóm sản phẩm đang có nguồn thu lớn: văn hóa lịch sử, du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội nghị), hội thảo triển lãm, du lịch kết hợp ẩm thực, mua sắm.
Metro số 1 sẽ hoàn thành trong năm 2023, cầu Cần Giờ khởi công năm 2025
Phát triển du lịch đường thủy, kinh tế đêm thế nào?
Đại biểu Lê Minh Đức cho biết mặc dù TP.HCM có lợi thế phát triển kinh tế đêm, kinh tế đường thủy nhưng nhiều ý kiến cho thấy du lịch thành phố chưa bền vững, nhiều du khách đến rồi không trở lại, trong đó có nguyên do sản phẩm du lịch đơn điệu.
Hay đại biểu Nguyễn Thị Nga nêu vấn đề dù doanh thu và lượng khách du lịch đến TP.HCM nửa đầu năm 2023 cao nhất nước nhưng chi tiêu và thời gian lưu trú của du khách giảm. "Vậy TP.HCM có giải pháp gì để nâng mức chi tiêu và thời gian lưu trú của du khách?", đại biểu Nga hỏi.
Lượt trả lời, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Nguyễn Thị Ánh Hoa nhận định để phát triển du lịch đường thủy thì trước hết phải thúc đẩy giao thông đường thủy. Tuy nhiên, hiện nay người dân thành phố chưa có thói quen sử dụng phương tiện giao thông thủy.
Vì vậy, trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ phối hợp các đơn vị liên quan để hoàn thiện các cơ chế chính sách, đề án nâng chất lượng giao thông đường thủy kết hợp phát triển du lịch. Phía ngành du lịch sẽ tập trung phát triển các sản phẩm du lịch ở các tuyến giao thông thủy, tổ chức các dịch vụ thể thao trên và dưới nước, các chương trình phục vụ du khách.
Về kinh tế đêm, bà Hoa cho rằng đây sẽ là lĩnh vực sẽ làm tăng chi tiêu của du khách (du khách tiêu 70% tiền vào ban đêm). Hiện nhiều địa phương, nhất là Q.1 và Q.3 đang tập trung xây dựng các tuyến phố đi bộ về đêm gắn với các hoạt động văn hóa, thể thao, mua sắm.
Phía Sở Du lịch sẽ phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng quy chế đảm bảo an ninh, vệ sinh môi trường; rà soát các quy định pháp luật để gia hạn thời gian hoạt động cho các cơ sở kinh doanh ở lĩnh vực có hoạt động kinh tế đêm.